Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 6.4.2024
Lần tái xuất này của ông Donald Trump diễn ra trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu đã thay đổi sâu sắc sau đại dịch Covid-19, nhưng sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mới là động lực chính làm thay đổi cách vận hành của quan hệ quốc tế, xoay chuyển thế giới sang một kỷ nguyên mới.Sự xuất hiện và được ủng hộ của ông Trump không phải là ngẫu nhiên, mà là hệ quả tất yếu của những biến động sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ, thành trì của lý tưởng dân chủ tự do và hệ thống quốc tế. Sau Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung nhưng cũng làm sâu sắc thêm các bất bình đẳng xã hội, tạo ra những nhóm yếu thế về kinh tế và xã hội ngay tại các quốc gia phát triển. Chính những người này đã trở thành lực lượng ủng hộ mạnh mẽ cho những chính trị gia dân túy như ông Trump, người cam kết bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn chặn nhập cư và phục hồi kinh tế trên tư duy bảo hộ.Trump 2.0 đánh dấu sự thoái trào mạnh mẽ của lý tưởng dân chủ tự do - nền tảng quan trọng tạo nên sự ổn định toàn cầu suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Hiện tượng này cũng là phản biện mạnh mẽ đối với luận điểm "cáo chung của lịch sử" của Francis Fukuyama, người trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20 từng cho rằng dân chủ tự do và kinh tế thị trường là hình thức quản trị cuối cùng và tốt nhất mà nhân loại hướng đến. Thực tế cho thấy lịch sử không những không dừng lại mà còn tiếp tục biến động dữ dội với sự trỗi dậy của mô hình chính trị và các phong trào dân túy, minh chứng rõ ràng rằng các lý tưởng tự do chưa bao giờ thực sự chiến thắng hoàn toàn và không thể là mô hình duy nhất cho một thế giới đầy đa dạng và phức tạp. Cùng lúc đó, thế giới cũng chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của tư tưởng hiện thực chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế. Quan điểm cho rằng bản chất của quan hệ quốc tế là cuộc đấu tranh giành quyền lực và bảo vệ lợi ích quốc gia ngày càng lan tỏa mạnh mẽ và chi phối tư duy của các nhà lãnh đạo, từ Moscow đến Bắc Kinh, và hiện nay ngự trị ở Washington. Sau nhiều thập niên theo đuổi vai trò lãnh đạo thế giới để thúc đẩy lý tưởng tự do dân chủ, siêu cường Mỹ cũng đối diện nguy cơ suy vong trong cái bẫy mà GS John Kenedy gọi là "sự quá tải của đế chế". Trên bàn cờ lớn bị thách thức gay gắt từ nhiều phía, Mỹ không thể không thay đổi nếu muốn duy trì bá quyền toàn cầu. Chính quyền Trump không chỉ tìm cách củng cố sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, mà còn tìm cách thay đổi các luật chơi toàn cầu nay không còn lợi cho Mỹ. Trump 2.0 vừa là tiếp biến, vừa là thay đổi cách mạng từ Trump 1.0, cách tiếp cận triệt để hơn, cực đoan hơn và quyết liệt hơn. Dưới thời Trump 2.0, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến sự suy giảm có thể dẫn tới khủng hoảng của chủ nghĩa đa phương, giảm cam kết với các tổ chức quốc tế, và gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và bảo hộ đầu tư. Chính sách "nước Mỹ là trên hết", không chỉ gây áp lực mạnh hơn nữa với các đối thủ thương mại lớn như Trung Quốc, mà cả các đồng minh truyền thống như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước láng giềng thân thiện như Canada, Mexico. Nước Mỹ sẽ vị kỷ hơn, thực dụng hơn, sử dụng quyền lực và lợi thế để tăng cường sức mạnh bản thân, hơn là cung cấp các hàng hóa công (public goods) trên thế giới. Nước Mỹ sẽ rút khỏi các cuộc chiến tranh tốn kém, cô lập với thế giới đầy rẫy xung đột, thu lợi từ chạy đua vũ trang ở quy mô toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên ông Trump đề cập đến xây dựng "Vòm Sắt" (Iron Dome, nay đã đổi tên thành Vòm Vàng) trong khi nước Mỹ đã được bảo vệ bởi hai đại dương. Trật tự đa cực sẽ hỗn loạn, bất định và bất ổn hơn nhiều so với "khoảnh khắc đơn cực" ngắn ngủi trong lịch sử. Có lẽ, điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực ngày nay và các chủ nghĩa hiện thực trước là yếu tố công nghệ. Những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), blockchain và công nghệ lượng tử, đã làm thay đổi sâu sắc tư duy, hành xử và cách xác định sức mạnh quốc gia. Các quốc gia đang tích cực đầu tư vào công nghệ để nâng cao sức mạnh, đồng thời áp dụng các chiến lược an ninh mới nhằm tận dụng ưu thế công nghệ, tạo ra lợi thế cạnh tranh và kiểm soát các nguồn lực chiến lược trong cuộc cạnh tranh toàn cầu mới. Mỹ không thể đứng ngoài cuộc đua này, không thể không kiểm soát khả năng tiếp cận (và ngăn chặn khả năng tiếp cận của đối thủ) đối với các nguồn khoáng sản chiến lược, con át chủ bài cho chạy đua khoa học công nghệ trong 100 năm tới.Nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump cũng chỉ kéo dài trong 4 năm nhưng sẽ làm thay đổi căn bản tư duy và chiến lược của Mỹ trong nhiều thập niên tới. Thế giới sẽ đối mặt với thách thức ngày càng lớn về sự thiếu hụt lãnh đạo toàn cầu. Mỹ, một thời được xem là trụ cột của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, giờ đây sẽ thoái thác việc gánh vác trách nhiệm quốc tế trong khi đó, các quốc gia lớn như Trung Quốc và Nga sẽ tích cực tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng theo các cách khác nhau. Các thể chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, WTO hay WHO sẽ ngày càng trở nên yếu kém hơn, thiếu hiệu quả trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Các liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng cũng theo đó biến động linh hoạt, đa chiều, đa tầng nấc. Một thế giới mới của chủ nghĩa hiện thực trần trụi, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ sẽ chứng kiến bất ổn gia tăng, căng thẳng leo thang và sự phân hóa sâu sắc. Thế giới đó đầy bất ổn và rủi ro, nhưng chắc chắn có không ít những cơ hội mới. Các quốc gia vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam cần sẵn sàng thích ứng nhanh chóng và linh hoạt, thiết kế các "mỏ neo" để sẵn sàng đối phó với sóng dữ, trong khi khéo léo tận dụng các cơ hội để bảo vệ và gia tăng lợi ích trong một trật tự quốc tế đang biến chuyển mạnh mẽ.Bạn theo đuổi phong cách nào, 'sang trọng thầm lặng' hay khoe logo?
Buổi lễ được tổ chức tại khu vực phía trên ga Bến Thành - công viên 23 Tháng 9 (Q.1) nhân sự kiện Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 10 nhằm thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước.Phát biểu mở đầu buổi lễ, ông Phan Công Bằng, Trưởng Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết: Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên với tổng chiều dài 19,7 km, gồm 14 ga, kết nối từ trung tâm TP.HCM đến TP.Thủ Đức, là tuyến có đoạn đi ngầm đầu tiên của cả nước, áp dụng nhiều biện pháp thi công hiện đại, tiên tiến. Dự án sử dụng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Do đó, công trình không chỉ là dự án hợp tác kinh tế trọng điểm giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản mà còn là công trình biểu tượng hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước. Bắt đầu thi công vào tháng 8.2012, vận hành từ 22.12.2024, đến nay, tuyến metro số 1 đã phục vụ hơn 5 triệu lượt hành khách, đón nhận phản hồi tích cực từ người dân. "Chúng tôi rất biết ơn người dân thành phố đã luôn đồng thành, cảm thông cho những bất tiện trong cuộc sống trong suốt quá trình thi công dự án", ông Bằng nói.Cũng theo lãnh đạo MAUR, công trình khánh thành đã mở ra kỷ nguyên mới cho hành trình phát triển mạng lười đường sắt đô thị của TP.HCM và động lực mạnh mẽ, tiền đề để TP.HCM phấn đấu triển khai, hoàn thành những tuyến tiếp theo. Vừa qua, Quốc hội cũng vừa ban hành nghị định 188 về các cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại TP.HCM và Hà Nội. Đây là những cơ chế, chính sách rất quan trọng để hai thành phố phát triển mạng lưới đường sắt đô thị theo đúng quy hoạch.Ông Miyaji Takuma, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản, cho biết metro số 1 là tuyến tàu điện ngầm đầu tiên tại Việt Nam và cũng là dự án viện trợ ODA lớn nhất của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ trước đến nay. Có thể nói, đây là đại công trình biểu tượng cho sự hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam. Phía Nhật Bản luôn mong muốn tuyến metro số 1 sẽ được đông đảo người dân Việt Nam sử dụng và trở thành một hiện diện được yêu mến của Nhật Bản tại Việt Nam."Tôi tin rằng dự án metro số 1 sẽ góp phần giúp nâng cao môi trường sống cho người dân thành phố như làm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường không khí, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản, tôi sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy cho sự phát triển hơn nữa mối quan hệ tuyệt vời giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam thông qua các dự án ý nghĩa như vậy" - ông Miyaji Takuma nói.Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được khẳng định: Lễ khánh thành tuyến metro số 1 không chỉ là niềm vui, niềm tự hào của TP.HCM mà còn là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong quá trình chuyển đổi giao thông đô thị của thành phố. TP.HCM được biết đến là đầu tàu kinh tế của đất nước, đóng vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là trung tâm giao thương của quốc tế. Với hơn 10 triệu dân đến từ mọi miền đất nước tề tựu về đây sinh sống và làm việc, đây là thách thức không nhỏ đối với chính quyền TP trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, môi trường, đặc biệt là tình trạng ùn tắc giao thông.Chủ trương đầu tư vào các công trình giao thông công cộng hiện đại hiệu quả như đường sắt đô thị kết hợp phát triển đô thị theo định hướng giao thông TOD là yêu cầu bức thiết, cũng là một trong những giải pháp góp phần giải quyết tình trạng kẹt xe, môi trường, an sinh xã hội, hướng đến xây dựng đô thị văn minh, thân thiện, phát triển bền vững."Tuyến metro số 1 không chỉ là công trình giao thông hiện đại có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố mà còn là dự án hợp tác kinh tế quan trọng giữa Việt Nam và Nhật Bản, được Thủ tướng Chính phủ hai nước nhất trí ưu tiên, thúc đẩy, phát triển đầu tư. Sau hơn 10 năm cố gắng nỗ lực không ngừng, vượt qua tất cả những khó khăn, thách thức và trên hết là sự quyết tâm, không lùi bước, chúng ta đã cùng nhau hoàn thành, đưa dự án vào khai thác. Đây là thành quả của sự kiên trì, của ý chí và hành động của tất cả chúng ta, mang lại niềm tự hào to lớn, mở ra những cơ hội mới, vận hội mới cho sự phát triển bền vững của thành phố" - Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được nhấn mạnh.Lãnh đạo thành phố cũng lưu ý đây mới chỉ là bước khởi đầu. Quá trình vận hành, hoạt động và quản lý khai thác công năng tuyến metro số 1 đảm bảo an toàn, hiệu quả là những yếu tố quan trọng, cần đặc biệt chú ý trong thời gian tới. Do đó, Chủ tịch UBND TP nghị các đơn vị có phương án, kịch bản cụ thể, chi tiết để chủ động vận hành, khai thác, tổ chức công trình điểm nhấn có nhiều ý nghĩa hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản. "Mong mỗi người dân thành phố sẽ tiếp tục ủng hộ, đồng hành cùng chính quyền TP trong việc triển khai các dự án trong thời gian tới, góp phần sử dụng tuyến metro đúng quy định, vì mục đích sử dụng lâu dài, hiệu quả, tích cực. Chặng đường phía trước còn nặng nề, mục tiêu là rất lớn. Tuy nhiên, tôi tin tưởng với sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân và cả cộng đồng doanh nghiệp, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, TP.HCM sẽ hoàn thành đầu tư đồng bộ hệ thống đường sắt đô thị trong thời gian tới, góp phần xây dựng đô thị TP.HCM xứng tầm với các đô thị trên thế giới, vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" - ông Nguyễn Văn Được kỳ vọng.Nhân dịp này, tại giếng trời hoa sen nhà ga Bến Thành đã đồng thời diễn ra nghi thức gắn biển công trình hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam - Nhật Bản, và gắn biển công trình cấp thành phố chào mừng Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) đối với công trình "Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên".
Mẹ con du khách Trung Quốc bị chồng đẩy xuống vực sâu quay lại Thái Lan để tạ ơn
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Theo TechSpot, Meta - công ty mẹ của Facebook, Instagram và Threads, đã công bố kế hoạch đưa nội dung chính trị trở lại các nền tảng sau khi từng hạn chế mạnh mẽ loại nội dung này. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Meta thừa nhận rằng các biện pháp hạn chế trước đây “khá thô sơ” và cần được điều chỉnh phù hợp hơn.Việc cắt giảm nội dung chính trị trên các ứng dụng của Meta được triển khai từ năm 2021, dựa trên phản hồi từ người dùng muốn giảm bớt sự xuất hiện của loại nội dung này trên bảng tin. Tuy nhiên, những thay đổi mạnh tay gần đây, bao gồm việc ngừng đề xuất nội dung chính trị trên Instagram và Threads vào năm 2024, đã gây ra phản ứng trái chiều. Đặc biệt, động thái này diễn ra trong một năm bầu cử tổng thống tại Mỹ.Các nhà sáng tạo nội dung đã thể hiện lo ngại về việc Meta xác định và quản lý nội dung chính trị. Theo định nghĩa của Instagram, nội dung chính trị bao gồm bất kỳ điều gì liên quan đến luật pháp, bầu cử hoặc các vấn đề xã hội, như biến đổi khí hậu và nhiều thứ khác. Điều này khiến nhiều nhà sáng tạo lo ngại rằng phạm vi tiếp cận của họ bị hạn chế, ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân và nguồn thu nhập.Người dùng cũng cho rằng việc Meta kiểm soát nội dung chính trị đã làm giảm khả năng thể hiện quan điểm của họ trên mạng xã hội. Thêm vào đó, một lỗi kỹ thuật xuất hiện trong quá trình triển khai các thay đổi đã khiến cài đặt nội dung của người dùng tự động quay về chế độ mặc định, tiếp tục hạn chế nội dung chính trị từ những tài khoản họ không theo dõi.Trong khi đó, nhu cầu về nội dung chính trị trên các nền tảng của Meta vẫn rất rõ ràng, đặc biệt trên Threads - nền tảng được xem như một đối thủ cạnh tranh của X (trước đây là Twitter). Nội dung chính trị thường xuyên chiếm lĩnh các xu hướng thảo luận trên Threads, cho thấy vai trò quan trọng của loại nội dung này đối với người dùng.Để khắc phục những hạn chế này, Meta tuyên bố sẽ thực hiện các thay đổi nhằm tạo ra cách tiếp cận “cá nhân hóa hơn”. Trên Facebook, nội dung chính trị từ bạn bè hoặc các trang bạn theo dõi sẽ được xếp hạng và hiển thị dựa trên các tín hiệu tương tác, chẳng hạn như lượt thích hoặc lượt xem. Điều này giúp nội dung chính trị không khác biệt quá nhiều so với các loại nội dung khác trong bảng tin.Ngoài ra, Meta cho biết sẽ đề xuất thêm nội dung chính trị dựa trên các tín hiệu cá nhân hóa, đồng thời mở rộng tùy chọn cho phép người dùng kiểm soát mức độ xuất hiện của loại nội dung này. Tuy nhiên, Meta chưa tiết lộ chi tiết về cách thức triển khai hoặc thông báo các tùy chọn này đến người dùng.Tuy nhiên, việc không hạn chế hoặc quản lý chưa chặt chẽ nội dung chính trị trên các nền tảng của Meta có thể dẫn đến những rủi ro về mặt pháp lý, tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng quốc gia. Nhiều quốc gia đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt để kiểm soát thông tin nhạy cảm, bao gồm nội dung liên quan đến chính trị, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội và hạn chế thông tin sai lệch.Nếu Meta không thực hiện các biện pháp phù hợp để quản lý loại nội dung này, công ty có thể bị xem là vi phạm các quy định của nhà nước về truyền thông hoặc kiểm duyệt nội dung. Điều này đặc biệt đúng ở những quốc gia yêu cầu nền tảng mạng xã hội chịu trách nhiệm pháp lý đối với nội dung do người dùng đăng tải. Do đó, Meta phải tìm cách cân bằng giữa việc đáp ứng nhu cầu người dùng và tuân thủ các yêu cầu pháp luật tại các khu vực hoạt động.
Tỉ phú 26 tuổi tiết lộ cách phỏng vấn xin việc thành công
Văn phòng Ủy viên thông tin Vương quốc Anh (ICO) cho biết sẽ xem xét cách TikTok sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng 13 - 17 tuổi để đề xuất nội dung hiển thị. Ngoài ra, diễn đàn trực tuyến Reddit và trang chia sẻ hình ảnh Imgur cũng bị điều tra, liên quan cách các nền tảng khai thác thông tin cá nhân và quản lý độ tuổi truy cập, Reuters đưa tin ngày 3.3."Trách nhiệm giữ an toàn cho trẻ em trực tuyến hoàn toàn nằm ở các công ty cung cấp các dịch vụ trên và chúng tôi kiên định trong cam kết buộc họ có trách nhiệm”, Ủy viên ICO John Edwards nói. ICO thông báo sẽ trao đổi với các công ty nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.Trong khi đó, TikTok khẳng định công ty có các biện pháp toàn diện nhằm bảo vệ quyền riêng tư và sự an toàn của thanh thiếu niên, bao gồm các tính năng giới hạn nội dung phù hợp với độ tuổi. Người phát ngôn của Reddit cho biết công ty đã phối hợp với ICO và sẽ tuân thủ mọi quy định liên quan khi hoạt động ở nước sở tại. "Hầu hết người dùng của chúng tôi là người lớn, tuy nhiên chúng tôi có kế hoạch triển khai những thay đổi trong năm nay để giải quyết các cập nhật về quy định của Anh liên quan đảm bảo độ tuổi", theo tuyên bố từ phía Reddit.Anh vào năm ngoái đã thông qua luật đặt ra các quy định chặt chẽ hơn đối với các nền tảng mạng xã hội, bao gồm quy định ngăn chặn trẻ em truy cập vào nội dung có hại và không phù hợp với lứa tuổi bằng cách thực thi giới hạn độ tuổi và tăng cường biện pháp kiểm tra độ tuổi. Các nền tảng như Facebook, Instagram và TikTok đã được yêu cầu điều chỉnh thuật toán nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nội dung có hại nhằm bảo vệ trẻ em. Hồi năm 2023, ICO từng phạt TikTok 16 triệu USD do đã sử dụng dữ liệu trẻ em mà không có sự đồng ý của cha mẹ.